Tiếp xúc của ong với các hóa chất độc hại và làm say khác Loài ong và các hóa chất độc hại

Hóa chất tổng hợp

Ong có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thậm chí tử vong khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân bón, và các hóa chất khác do con người đưa vào môi trường [1]. Chúng có thể bị say và chóng mặt, thậm chí là tử vong. Điều này nghiêm trọng ở chỗ nó có thể gây ra nhiều hậu quả kinh tế cho ngành nông nghiệp.

Ong mật

Vấn đề này hiện đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm. Ví dụ như, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hohenheim đang tìm hiểu cách các loài ong bị ngộ độc khi tiếp xúc với chất khử trùng hạt giống.[12]Pháp, Bộ Nông nghiệp đã ủy nhiệm một nhóm chuyên gia, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật cho Nghiên cứu Đa nhân tố về Ong (CST), để nghiên cứu những ảnh hưởng gây say và đôi khi gây tử vong của các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đối với ong. Các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ong và Phòng Phân tích và Hóa học Thực phẩm tại Cộng hòa Séc vẫn đang nghiên cứu về tác động gây say của các loại hóa chất khác nhau được sử dụng cho cây cải dầu vụ đông.[13] Vào năm 2002, Romania đã phải chứng kiến một trường hợp ong nhiễm độc nghiêm trọng với tỷ lệ lớn ong chết trên diện rộng do deltamethrin.[14] Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thậm chí đã công bố các tiêu chuẩn để kiểm tra nồng độ các hóa chất gây say cho ong.

Hợp chất tự nhiên

Bên cạnh ethanol, ong và bộ Cánh vàng cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi các hợp chất tự nhiên trong môi trường. Ví dụ, Dariusz L. Szlachetko thuộc Khoa Phân loại Thực vật và Bảo tồn Thiên nhiên, Đại học Gdańsk đã quan sát thấy ong bắp cày tại Ba Lan hoạt động trong trạng thái buồn ngủ (có thể bị say) sau khi ăn mật hoa có nguồn gốc từ loài lan Bắc Mỹ Neottia.[15]

Detzel và Wink (1993) đã công bố một đánh giá mở rộng về 63 loại chất hóa sinh thực vật (alkaloid, tecpen, glycoside, v.v.) và tác động của chúng đối với ong khi được tiêu thụ. Người ta thấy rằng 39 hợp chất hóa học có khả năng đuổi ong (chủ yếu là alkaloid, coumarinsaponin) và ba hợp chất terpene đã thu hút ong. Nhóm nghiên cứu báo cáo rằng 17 trong số 29 chất hóa sinh mang độc tính ở các mức độ nhất định (đặc biệt là ancaloit, saponin, glycosid timglycosid cyanogenic).[16]

Một vài loại cây được cho là có chứa phấn gây độc cho ong mật, trong một số trường hợp có thể giết chết con trưởng thành (ví dụ: Toxicoscordion), trong các trường hợp khác, chúng chỉ có vấn đề khi được truyền sang ấu trùng ong (ví dụ, Heliconia). Một số loài thực vật có chứa phấn hoa độc là Spathodea campanulataOchroma lagopus. Cả phấn hoa và mật hoa của loài Buckeye California (Aesculus californica) đều có hại với ong mật;[17] người ta cho rằng các chi khác của họ Buckeye cũng thế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Loài ong và các hóa chất độc hại http://www.alcoholism-cer.com/pt/re/alcoholism/abs... http://www.unboundmedicine.com/medline/ebm/record/... http://ndsuext.nodak.edu/extpubs/plantsci/pests/e4... http://ir.library.oregonstate.edu/xmlui/bitstream/... http://www.stanford.edu/~rawlings/nora.htm http://edis.ifas.ufl.edu/AA145 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10968652 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12785614 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15362379 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16905444